Người xưa có câu tục ngữ hay rằng: Người già vô đức cả nhà gặp họa; con cháu bất hiếu, không có phúc báo, đàn ông không có chí, gia đạo chẳng hưng thịnh; phụ nữ không nhu thuận, xua đuổi hết tài lộc. Chính vì vậy, chữ Đạo, Đức, Phúc… luôn đi liền nhau, gắn liền với vận mệnh con người.
1. Đạo của người già
Người già có đức là phong thủy tốt nhất, là phong thủy bậc nhất.
Người già là sao Thiên Đức của cả gia đình, lấy Đức làm gốc. “Đức” chịu trách nhiệm về sai sót của cả nhà, bình hòa sai sót của cả nhà.
Người già như tro tàn, ôn hòa không có hỏa khí, ít nói, không càm ràm, không nói này nói nọ về những người trong gia đình, dẫn dắt con cháu phải luôn nhìn vào mặt tốt của nhau và bao dung mọi người trong gia đình.
Không được quản chuyện vụn vặt, không được quá vướng bận bởi con cháu, “Con cháu có phúc của con cháu.”
Việc của con cái không nên can thiệp, buông tay nhường lại vị trí cho thế hệ sau gánh vác gia đình, không được mãi ỷ vào tư cách của người già.
Người già làm thế nào mới có thể khiến cả nhà hưng vượng? Phải làm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức. Vừa có thể tích đức miễn tội, vừa có thể bồi đắp cây Đức cho con cháu, chở che cho con cháu.
2. Đạo của người làm cha mẹ
Trên phải biết kính trọng người già, dưới phải biết yêu thương trẻ nhỏ. Dùng lòng cảm ơn để hoàn thiện mọi việc, khiến gia đình trên dưới hòa thuận.
Tuyên dương công đức của tổ tiên, của người già với con cháu, làm tấm gương tận hiếu tôn kính người già, dùng lòng cảm ơn ân đức của thế hệ cha ông để dạy dỗ thế hệ sau.
Không tự ý sắp xếp công việc cho người già, các cụ thích làm gì thì để các cụ làm nấy, nhưng phải quan tâm nhiều tới người già, thường xuyên phải khuyên các cụ nghỉ ngơi nhiều hơn.
Cha mẹ là khởi nguồn của mối quan hệ đạo đức giữa con người, là đạo Âm dương, Âm là mẹ, Dương là cha. Âm dương hòa hợp vạn vật mới có thể sinh trưởng, Âm dương bất hòa, tinh thần thống khổ, không tâm đầu ý hợp thì đứa trẻ được sinh ra, tính cách nhất định là không tốt, hoặc con cái sẽ bị khiếm khuyết.
Nếu con cái không nghe lời, không hiếu thuận, đầu tiên phải hỏi bản thân mình có hiếu thuận với người già hay không, có chỗ nào làm không đúng không. Trên không thừa nhận công đức của cha mẹ (người già), thì dưới sao có thể giáo dục con cái đến nơi đến chốn đây.
Không được oán hận con cái, càng không được đánh mắng con cái, bởi vì sự thành bại của con cái có liên quan tới việc tu tâm hành thiện của bản thân người làm cha làm mẹ. Thứ hai là phải suy xét xem phương pháp giáo dục con cái của mình phải chăng có chỗ nào chưa thỏa đáng.
“Quản” chính là việc cha mẹ phóng túng tính cách bản thân, tìm những chỗ sai sót của con cái, làm trái với tính cách của con cái, cho nên càng quản càng không thể quản được. Bởi vì dùng sự nóng giận để quản con cái thì không những quản không tốt, ngược lại còn kích động hỏa khí của con cái, gây nên rạn nứt, thậm chí có thể khiến cha con thù hận lẫn nhau, đây cũng là nguyên do cha mẹ không minh bạch về Đạo.
Con cái không cần quản, chỉ cần dựa vào việc cảm hóa đức hạnh. Hiểu được tính cách của nó, giúp nó chặt đi những cành cây nhỏ, lưu lại những cành cây lớn, không nuông, không chiều, không đánh, không mắng; khích lệ con cái nhiều hơn, khẳng định nhiều hơn, ít phê bình, không dụ dỗ chúng bằng vật chất.
3. Đạo vợ chồng
Cái gốc của việc xây dựng gia đình chính là tình yêu, không có tình yêu thì không thể xây dựng gia đình, tình yêu là điều kiện đầu tiên để tiến tới chuyện hôn sự.
Tình yêu rộng lớn vô điều kiện: Không quản người khác, không trói buộc bạn đời, cho bạn đời có quyền tự do.
Giữa vợ chồng biết bù trừ đắp đổi cho nhau, chứ không phải là oán hận nhau.
Vốn là việc của chồng, nhưng chồng quên mất không làm thì người vợ không được oán trách, mà cần chăm chỉ làm tốt việc đó; Ngược lại, người chồng cũng phải làm như vậy. Việc gì mà người bạn đời của mình không làm được thì tự mình bù đắp vào chỗ đó. Đây chính là việc đắp đổi cho nhau.
Sau khi lập gia đình, nếu người đàn ông không dẫn được người phụ nữ bước vào trong Đạo, không thể làm được việc trên hiếu kính cha mẹ, giữa yêu mến anh chị em ruột, dưới nhân từ với con cái, thì dẫu cho người ấy vô cùng tận hiếu thì người già cũng không thể yên lòng. Người phụ nữ khi kết hôn nếu không thể giúp chồng dựng lập uy đức, thì dù bản thân yêu kính cha mẹ, người già cũng không thể yên lòng.
Là chồng thì cần quan tâm chăm sóc cho cha mẹ vợ nhiều hơn, là vợ thì phải hiếu kính cha mẹ chồng nhiều hơn: Ví như khi mua đồ cho các cụ thì nên là con rể tự mình biếu cha mẹ vợ, con dâu tự mình biếu cha mẹ chồng.
Đàn ông có bổn phận của đàn ông, phụ nữ có bổn phận của phụ nữ, Âm dương đều tự có vị trí của mình. Đàn ông lấy cương chính làm gốc, phụ nữ lấy nhu hòa làm gốc, “Cương” là không tức giận, chính là hợp với chính đạo. “Nhu” thì tính mềm mại như nước, “Hòa” chính là phù hợp với Lý. Cho nên Cương chính chính là Nhu hòa, Nhu hòa chính là Cương chính, mặc dù danh từ gọi khác nhau, nhưng về tinh thần là như nhau.
Đạo vợ chồng chính là đạo Âm dương, chồng trọng nghĩa vợ nhu thuận, âm dương hài hòa, không chế ước lẫn nhau thì không chỉ không sinh bệnh. Đàn ông phải hiểu đạo của người phụ nữ, phụ nữ phải hiểu đạo của người đàn ông, có như vậy gia đình mới hòa hợp yên vui.
4.Đạo làm chồng
Đàn ông nam tử hán đại trượng phu nói lời phải giữ lấy lời, nói một là một, nói hai là hai, nói được thì phải làm được.
Nếu không làm được thì đừng nói, nói lời không giữ lấy lời thì không còn sự tôn nghiêm.
Có tư tâm thì sẽ ngấm ngầm làm chuyện trái với lương tâm, khiến cả nhà phiền não, loại người này không phải là người đàn ông tốt.
“Cương” không chỉ là không đánh không mắng người khác, mà bị mắng cũng không đáp lại, không phản bác, không buồn phiền, bị mắng cũng không tức giận, như vậy mới được gọi là Cương. Dẫu đối mặt với việc thuận ý hay trái ý vẫn an nhiên tự tại, làm được như vậy chính là bậc đại trượng phu.
Đàn ông có 3 kiểu: nhược phu (người đàn ông nhu nhược), bạo phu (người đàn ông thô bạo) và trượng phu.
Bậc trượng phu dám dũng cảm gánh vác trách nhiệm của cả gia đình, dùng lý thu phục con người, nhìn thấy sai lầm của cả nhà thì ngược lại tự mình thấy hổ thẹn.
Là bậc trượng phu, phải định vị được vị trí của mình trong “Tam cương” (Ba điều then chốt), Tam Cương là chỉ Tính cương (Điều then chốt về tính cách), Tâm cương (Điều then chốt về tâm tính), Thân cương (Điều then chốt về sức khỏe); không tức giận là Tính cương, không khởi dục vọng cá nhân là Tâm cương, không có những thói quen xấu là Thân cương. Tức giận thì Tính cương mất, mắng chửi người khác thì Tâm cương mất, đánh đập người khác thì Thân cương mất. “Cương” có nghĩa là cương lĩnh, phải dẫn dắt người phụ nữ vào trong Đạo, trên hiếu thuận với cha mẹ, giữa hòa hợp với chị em dâu, dưới nhân từ với con cái.
Đàn ông là trụ cột trong gia đình, phải hiểu đạo lý, phải có chí khí, dẫn dắt vợ mà không quản vợ.
Nếu đàn ông làm đến nơi đến chốn thì trong nhà ít vận hạn, nếu người đàn ông không làm đến nơi đến chốn thì trong nhà gặp nhiều tai ương.
5. Đạo làm vợ
Phụ nữ phải nhu hòa, mỉm cười hiền hòa, dung hợp nhân duyên của mọi người trong gia đình. Mềm mại ứng biến như nước, hòa hợp không tranh giành với vạn vật.
Phụ nữ nhiều chuyện thì đàn ông sẽ im lặng, phụ nữ không nhu thuận thì gia tài không vượng.
Không nên cứng nhắc thô bạo, không được nóng nảy, không được than vãn nhiều lời, lại càng không nên quản việc của đàn ông.
Phụ nữ cũng có 3 kiểu người: hãn phụ (người phụ nữ hung hãn), nhược phụ (Người phụ nữ nhu nhược), tức phụ (con dâu). Người phụ nữ cứng nhắc thô bạo, quản việc của đàn ông, áp chế người đàn ông về mặt tinh thần, nói năng như sấm chớp, được gọi là hãn phụ (Người phụ nữ hung hãn). Gia đình kiểu này âm thịnh dương suy, người chồng chưa già đã yếu, thậm chí còn chết yểu, con cái sinh ra cũng vô dụng.
ST và tổng hợp
Categories:
cảm nhận